Bác Voi tốt bụng

Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi.
Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con bắt sâu rất dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội chạy tới giúp vịt.
Bỗng một chú voi con xuất hiện, chú dùng vòi khều con sâu đưa cho vịt con. Vịt và gà con cùng cảm ơn chú voi. Vịt và gà con lại rủ nhau ra ao chơi . Chân vịt con có màng nên vịt bơi lội rất giỏi, còn gà con vô ý nên bị ngã xuống ao, vì không biết bơi nên gà con bị ướt sũng nước, lạnh đến phát run. May quá, chú voi lại đi tới. Chú cứu gà con lên, chú còn đùa nghịch dùng vòi phun đầy nước vào gà con và vịt con.
Gà và vịt cười vang bỏ chạy, còn lũ ruồi đậu trên lưng chú voi cũng phải hốt hoảng bay đi. Sau đó voi dùng kèn thổi acmônica. Chú thổi hay đến nổi gà con và vịt non đang chơi vui cũng phải chạy đến, những chú chim trên cành cây cũng ngừng hót để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời mà voi thổi.
Gà và vịt con rất yêu chú voi tốt bụng. Chúng thích vui đùa và nhảy vào nằm trong lòng chú voi. Chúng cảm thấy ấm áp và hết sức an toàn.

Bác gấu đen và hai chú thỏ

Trời mưa to như trút nước gió thổi ào ào bẻ gãy cả cành cây, bác gấu đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt bác gấu chạy mãi chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ, may quá nhà của thỏ nâu đây rồi!
- Cốc, cốc! thỏ nâu đang ngủ liền tỉnh dậy gắt gỏng hỏi:
- Ai đấy?
- Bác gấu đen đây! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm được không. Thỏ nâu không mở cửa nó càu nhàu:
- Không trú nhờ được đâu . bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất! gấu đen van nài
- Bác không làm đổ nhà của cháu đâu, bác vào rất nhẹ nhàng thôi!
- Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ: bác đi đi ! thỏ nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng ra, nó nhất định không ra mở cửa. gấu đen buồn rầu. gấu đen tiếp đi, đi mãi, đi mãi vừa mệt vừa rét.
Bỗng nhiên gấu đen nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sang trưng. Có tiếng thỏ trắng khe khẽ hát “ là lá la….”, 

gấu đen lại gần rụt rè gõ cửa.
- Cốc, cốc, cốc!
- Ai đấy?
- Bác gấu đen đây cho bác trú nhờ một đêm có được không,.. thỏ trắng bước ra mở cửa.
- Ồ cháu chào bác gấu đen, mời bác vào đây bác ướt hết rồi! thỏ trắng dắt bác gấu đen vào nhà, kéo ghế mời bác ngồi trước bếp lò sửa ấm . gấu đen hơ người một lúc, nước mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô. Trong khi bác gấu đen sửa ấm, thỏ trắng mang ra một đĩa bánh mời bác gấu đen ăn, gấu đen cảm động nói:
- Cảm ơn thỏ trắng rất nhiều.
Gấu đen ăn xong thỏ trắng và bác gấu đen cùng đi ngủ. nửa đêm bảo nổi lên ầm ầm, cành cây kêu răng rắc, có tiếng đập cửa thình thình:
- Bạn thỏ trắng ơi, cho tôi vào trú nhờ với nhà tôi bị đỗ mất rồi
Bác gấu đen vội choàng dậy chạy ra mở cửa, thỏ nâu vừa khóc vừa kể với bác gấu đen và thỏ trắng: hu hu hu nhà bị đổ mất rồi! làm thế nào bây giờ?
Gấu đen kéo thỏ nâu đến bên lò sưởi và an ủi: cháu sười người cho ấm đi! Nhà bị đổ à? lo gì sang mai bác và thỏ trắng sẽ làm lại nhà cho cháu.
Thỏ nâu sưởi ấm một lúc nước mưa trên người đã khô. Lúc bấy giờ thỏ nâu mới ân hận vì đã đuổi bác gấu đi. Thỏ nâu ngập ngừng xin lỗi bác gấu.
Thỏ nâu đừng buồn bác không giận cháu đâu. Thôi bác cháu ta đi ngủ, kẻo khuya quá rồi! đêm hôm ấy thỏ nâu và thỏ trắng ôm bác gấu đen ngủ ngon lành.

Ba ba tìm nhà

Trời mùa thu mát rượi, nắng sớm lung linh chiếu trên mặt đất. Một chú Ba Ba vừa mới đạp vỡ vỏ trứng chui ra được có mấy ngày, đang ngơ ngác đi tìm nhà của mình.


Chú nhìn thấy một vật tròn tròn dính trên thân cây to bị đổ nằm ngang, chú liền bò đến hỏi:
 
- Đây có phải là nhà của cháu không ạ?
 
Nghe tiếng động, một đàn ong bay vù ra. Ba Ba sợ quá nghĩ bụng: "Có lẽ nhà của mình ở dưới lòng đất?"
Chú bò đi, tìm thấy một cái hang ở góc tường. Ba Ba đang định rúc vào hang, thì mấy chú chuột con chui ra, chít chít chào Ba Ba rồi nói ngọt ngào:  
 
- Đây là nhà của chúng tớ.
 
Ba Ba lại nghĩ: "Hay là nhà của mình ở trên núi nhỉ?" Chú bò chậm chạp lên một cái hốc núi vừa lúc gấu con trong hốc đi ra.
À, hốc núi là nhà của gấu.
Ba Ba nghĩ mãi: "Có khi nhà mình ở dưới sông cũng nên?"
 
Chú bò đến bên bờ con sông nhỏ. Vừa mới xuống nước bơi được quãng ngắn, Ba Ba thấy ngạt đến không thở được.
Chú vội lên ngồi nghỉ ở một phiến đá ven bờ. Bỗng, một cô Ốc Sên nhỏ từ trong hẻm đá bò ra. Ba Ba liền hỏi thăm:
 
- Cô bé Ốc Sên xinh đẹp ơi! Có biết nhà của anh đâu không?
 
Cô Ốc Sên có đôi má đỏ bồ quân tươi cười, nhìn Ba Ba từ đầu đến chân rồi trả lời:
 
- Ái chà, sao mà anh ngốc thế! Anh cứ nhìn kỹ em đi, rồi là lại ngắm cái lưng của mình sẽ biết.
 
Ba Ba ngoảnh cổ nhìn cái mai của mình y như viên ngói lợp trên lưng, mà lại giống màu vỏ ốc sên. Thế là Ba Ba đã tìm được nhà của mình. 
 
(sưu tầm)

Câu chuyện về chú voi con hậu đậu.

Chú voi con, cũng như mọi đứa bé khác, rất tò mò. Chú muốn biết mọi thứ, muốn hiểu ngay mọi sự. Chú rất ngoan, biết vâng lời, nhưng vẫn có một điều khiến mẹ chú phiền lòng: Đó là khi Voi con khi chạy không bao giờ nhìn xuống chân, cứ ngỏng vòi lên như muốn với lên tận trời xanh.

- Mẹ cứ phải dặn con mãi… Thôi được, nếu con thích, cứ nhìn xa, nhưng cũng cần phải nhìn cả xuống chân mình nữa đấy con nhé.

Voi con có một người bạn là một con chim bé tí teo. Chú thích ngồi trên lưng voi. Trong suốt thời gian dạo chơi nó quan sát mọi vật xung quanh và kịp thời phát tín hiệu cho bạn mình những gì nguy hiểm.
Tuy nhiên, một lần voi con vẫn gặp nạn. Chim nhỏ khi đó bay đi đâu, còn voi con mải đuổi theo một con bướm sặc sỡ, bay rập rờn bên dòng suối đục lờ. Bỗng voi con vấp phải gốc cây và mọi việc diễn ra thật bất ngờ, nhanh chóng đến mức chú không kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Một ngọn roi quất mặt chú và cùng lúc đó, một đám gì màu hung hung lông lá bờm xờm vọt lên cao.

Voi con chỉ sực tỉnh khi hai chân trước và vòi của nó chìm ngập trong bùn. Nó muốn kêu to lên nhưng chỉ phát ra được những tiếng khàn khàn, yếu ớt giống như ai đó lội ì oạp trong bùn. Bởi vì voi lúc đấy dính đầy bùn rồi.

Sự tình là thế này: voi con bị ngã và va phải lão sư tử đang ngủ. Chúa sơn lâm đã già nua, nghễng ngãng, lão thường ngủ ngày ở bên bờ suối, dưới bóng cây mà không hề nhận thấy voi con chạy lạch bạch đến gần mình. Khi voi con bất thần vấp ngã kềnh lên sư tử, lão hoảng quá quất đuôi bừa một cái, may quá trúng vào kẻ thù rồi, rồi nhảy dựng lên, bay luôn qua suối, rúc đầu vào bụi rậm. Lúc hoàn hồn, lão bỗng phát hiện ra con ngoáo ộp đã làm lão hết hồn kia chỉ là một chú voi con thôi.

Lão sư tử vằn mắt, quật đuôi xuống đất đánh đét một cái, thu mình lại để vồ mồi.

Còn voi con vẫn mắc cạn trong bùn, cố làm sao kêu cứu to để voi mẹ nghe thấy.

May mà chim nhỏ đang ở gần đâu đấy nghe thấy tiếng kêu yếu ớt, nó bay như một mũi tên xé không khí, lao thẳng vào mặt lão sư tử đang giận giữ điên cuồng và mổ liền hai phát vào hai mắt lão.

Chim bé nhỏ cứu thoát voi con. Trong khi sư tử đưa chân chùi nước mắt, voi con kịp rũ bùn ra khỏi vòi, vươn vòi lên cao và kêu rống lên thật to để gọi mẹ mình đến cứu.

Ngay lập tức có một tiếng rống đáp lại, vang lên như sấm. Voi mẹ, đạp nát mọi vật cản trên đường, sầm sập lao đến cứu con. Sư tử thấy tiếng kêu giẫn dữ của voi mẹ không kịp nghĩ ngợi gì, chạy trốn ngay lập tức, nó không dại gì đối đầu với voi mẹ đang lên cơn điên.

Thế là có một chiếc vòi lớn, thân thuộc ấm áp ôm lấy voi con. Chú đang ở trong tình trạng đáng thương thật, từ đầu đến chân lấm lắp toàn những bùn là bùn. Đột nhiên chú cảm thấy bủn rủn, người lạnh toát, cho dù trời đang nóng đến mức đất nẻ toác ra. Voi mẹ tắm rửa cho con thật sạch, kỳ hết lớp bùn dính chặt vào da voi con. Sau đó dùng vòi nhấc con đặt lên lưng mình và đưa voi con về nhà.

Tuy voi con không hề bị mẹ mắng, nhưng từ ngày đó chú tự mình quan sát mọi thứ dưới chân nên không bao giờ bị ngã nữa.
Bây giờ thì voi con đã lớn phổng lên rồi, voi con bây giờ đã trở thành voi to nhất, mạnh nhất trong rừng. Thậm chí voi mẹ so với con mình dường như cũng nhỏ bé đi. Đối với một lực sĩ như thế thì cả sư tử, cá sấu hay bất cứ dã thú nào cũng chẳng có gì đáng sợ nữa.

Nhưng cho dù đã trở thành một tráng sĩ thực sự, voi con vẫn luôn hào hiệp, tốt bụng như ngày nào. Chú thường giúp đỡ các bạn nhỏ hơn và không khi nào để cho các bạn ấy bị bắt nạt nữa. (sưu tầm)